Làm thế nào để xin giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Thực hiện các hoạt động kinh doanh đúng pháp luật luôn là yếu tố được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Theo thông tư số 52/2013/TT-BTNMT quy định về  việc vận chuyển hàng nguy hiểm là các loại chất độc hại, hay chất lây nhiễm. Cũng tại chương III của nghị định này đã quy định rất rõ trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Hãy cùng tìm hiểu xem việc cấp phép này diễn ra như thế nào nhé.

Cơ quan nào có quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?

Tại thông tư số 52/2013/TT-BTNMT quy định tại Khoản 1 điều 4 thì những cơ quan sau được quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:

vận chuyển hàng nguy hiểm

  • Bộ Công an cấp GIấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9
  • Bộ khoa học công nghệ có quyền cấp giấy phép cho vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 7 và loại 8
  • Bộ Y tế cấp phép vận chuyển các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất bảo vệ thực vật.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường được quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm gồm những giấy tờ gì

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT.
  • Bảng thống kê danh mục, khối lượng hàng và lịch trình vận chuyển hàng nguy hiểm;
  • Danh sách các phương tiện vận chuyển, người nào điều khiển phương tiện vận chuyển và người nào áp tải hàng
  • Bản sao chứng thực Giấy phép điều khiển phương tiện còn hiệu lực của người điều khiển phương tiện vận chuyển
  • Bản sao công chứng thực Giấy chứng nhận cần thiết (còn hiệu lực) của người đang điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm.
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm
  • Phiếu chứng  nhận an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển (bằng tiếng Việt) có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
  • Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm (nếu có) vận tải nguy hiểm

>>> Xem thêm : Thuê xe tải chở hàng

Mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có các nội dung gì.

Một mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm các nội dung chính như sau:

  • Tên phương tiện, biển kiểm soát
  • Tên người điều khiển phương tiện
  • Loại, nhóm hàng nguy hiểm, trọng lượng hàng
  • Hành trình, lịch trình vận chuyển
  • Nơi đi, nơi đến
  • Thời hạn vận chuyển

Thời hạn của giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm sẽ được cấp đúng theo thời hạn hoặc theo từng chuyến hàng một đi kèm theo hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân.

giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Thời hạn có hiệu lực của những tờ giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng chuyến hàng sẽ hết hiệu lực ngay sau thời điểm quy định kết thúc việc vận chuyển.

>>>>Xem ngay : quá trình vận chuyển hàng hóa 

Các lưu ý khi đề nghị cấp giấy phép  vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Nếu thông tin trong hồ sơ xin cấp đăng ký có dấu hiệu khai báo sai hoặc hàng vận chuyển nguy hiểm với khối lượng lớn hoặc có tính nguy hại cao, Tổng cục Môi trường sẽ được trao nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra hoặc vai trò là chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ngay ở các địa phương. Kiểm tra điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân theo quy định tại tư số 52/2013/TT-BTNMT rồi mới xem xét trước khi cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm. Thời hạn kiểm tra, cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là tối thiểu 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.

 

Hi vọng với một số kiến thức về việc xin cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bạn có thể dễ dàng xin cấp được các giấy tờ liên quan đến lô hàng đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra thông suốt.

 

Vận Tải Thành Hưng (Sưu Tầm)

 

 


  • Hà Nội: 0944 033 535
  • thanhhung3910@gmail.com
  • Hồ Chí Minh: 0915 388 666
  • Hotline HCM
    Hotline HN